Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN HAI: NGƯỜI CHỊU THIỆT THÒI NHẤT LÀ NHỮNG KẺ VÔ HỌC
Nguyên tác tiếng Nhật
Nhà xuất bản Iwanami Bunko
Những
dòng đầu tiên trong Phần một, tôi đã nói tới vấn đề bình đẳng giữa
người và người. Kể từ khi được sinh ra, ai ai cũng được quyền tự do sinh
sống, không phân biệt trên dưới.
Tôi muốn bàn rộng hơn ý nghĩa: "Mọi người đều bình đẳng."
Con
người sinh ra là do ý muốn của Trời, chứ không phải là do ý muốn của
con người. Con người vốn cùng một loài, cùng sinh sống ở trong trời đất,
vì thế yêu thương nhau, tôn trọng nhau, mình làm trọn bổn phận của
mình, người ta làm trọn bổn phận của người ta, không ai cản trở ai.
Trong gia đình, anh em hoà thuận, giúp đỡ nhường nhịn nhau cũng do dựa
theo đạo lý cơ bản là được sinh ra cùng một nhà, được nuôi dưỡng cùng
một cha mẹ.
MỌI "HAM MUỐN" KHÔNG LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI NGƯỜI KHÁC ĐỀU LÀ THIỆN
Bây
giờ hãy mang giá trị của con người ra so sánh thử xem? Chẳng phải là
tất cả đều bình đẳng đó sao? Nhưng "bình đẳng" ở đây, không có nghĩa là
người nào cũng phải có điều kiện sống ngang nhau. Mà "bình đẳng" ở đây
có nghĩa là ai ai cũng đều có quyền lợi ngang nhau, vì chúng ta đều là
con người cả.
Nếu
nói về điều kiện sống thì có người giàu, người nghèo; kẻ mạnh, kẻ yếu,
người thông minh, người đần độn. Có người sinh ra thuộc tầng lớp lãnh
chúa, quý tộc, ở trong lâu đài, biệt thự, ăn ngon mặc đẹp, thì cũng có
người sinh ra phải đi làm thuê làm mướn, sống trong hang cùng ngõ hẻm,
hàng ngày chỉ đủ vắt mũi bỏ miệng.
Bằng
tài năng, có người trở thành chính khách, thành doanh nhân tầm cỡ có
thể xoay chuyển thế gian, thì cũng có người chỉ có trí tuệ vừa phải,
buôn bán lặt vặt, đến đâu hay đó. Có lực sĩ, đô vật Sumo lực lưỡng thì
cũng có công tử bột, thiếu nữ liễu yếu đào tơ. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng
quyền lợi cơ bản với tư cách là con người thì ai cũng như ai, hoàn toàn
ngang nhau.
Vậy
thì thế nào là quyền lợi của con người? Đó chính là quyền coi trọng
sinh mạng, quyền bảo vệ tài sản, quyền tôn trọng nhân cách và danh dự.
Kể
từ khi sinh ra con người trên thế giới này, Trời đã truyền cho con
người năng lượng thể xác và tinh thần, đã qui định rõ ai cũng có quyền
sống. Không kẻ nào được phép xâm phạm quyền lợi đó. Sinh mạng của lãnh
chúa cũng quý giá như sinh mạng của người làm thuê. Ý thức bảo vệ đống
gia tài khổng lồ của các nhà tư bản kếch sù cũng không khác gì ý thức
bảo vệ đồng vốn ít ỏi của những người buôn bán lặt vặt.
Người
xưa có câu: "Trẻ con mà khóc thì ai cũng phải chào thua." Lại còn có
câu: "Cha mẹ có nói sai thì con cái vẫn phải cho là phải. Ông chủ bảo gì
người làm cũng phải dạ theo." Ngụ ý là con người không thể có chuyện
ngang nhau về quyền lợi. Đấy chính là ví dụ "vơ đũa cả nắm", ví dụ điển
hình cho việc không biết phân biệt đâu là "điều kiện sống", đâu là
"quyền lợi của con người".
Dân
cày có thể khác với địa chủ về điều kiện sống nhưng không khác về quyền
lợi. Giẫm phải gai, người dân kêu đau, không lẽ cũng giẫm phải gai mà
địa chủ bảo không đau. Ăn của ngon, chủ đất khen ngon, không lẽ cùng ăn
của ngon mà dân làm thuê cuốc mướn lại chê dở.
Đã
là con người thì ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, có nhà cao cửa rộng và
chẳng có ai lại muốn khổ cả. Âu cũng là lẽ thường.
Người
nắm quyền lực vừa có tiền vừa có thế, người nông dân thì lại vừa nghèo
vừa kém thế. Phải thừa nhận rằng ở trên cõi đời có người mạnh người yếu,
người giàu người nghèo, có sự khác biệt trong điều kiện sống.
Nhưng
việc cậy thế vì có tiền, có quyền, lợi dụng sự hơn kém trong điều kiện
sinh hoạt để chèn ép người nghèo yếu, chính là hành vi xâm phạm đến
quyền lợi của người khác.
Kẻ
yếu có cách của kẻ yếu, họ sẽ tự bổ khuyết cho họ. Không có sự chèn ép
nào tệ hại hơn việc sự dụng quyền thế để ức hiếp những người nghèo yếu.
0 comments:
Post a Comment