Sunday, January 1, 2017

KHÔNG THỂ CÓ MIẾNG ĂN NGON NẾU CHỈ LÀ CÁI "TỦ KIẾN THỨC"

Khuyến học.Fukuzawa Yukichi              
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi

PHẦN HAI:  NGƯỜI CHỊU THIỆT THÒI NHẤT LÀ NHỮNG KẺ VÔ HỌC

Nguyên tác tiếng Nhật 
Nhà xuất bản Iwanami Bunko

Từ học vấn có nghĩa rất rộng, vừa trừu tượng vừa cụ thể. Tính trừu tượng (vô hình) trong học vấn thể hiện qua các môn Đạo đức, Thần học, Triết học... Còn các môn như Thiên văn học, Địa lý học, Hoá học... là học vấn mang tính cụ thể (hữu hình). Nhưng dù có trừu tượng hay cụ thể thì mục đích của học vấn là làm cho con người mở mang kiến thức, biết quan sát, lắng nghe, lý giải được đạo lý của sự vật, làm cho con người tự giác về trách nhiệm của bản thân.            
 Để mở mang kiến thức, để quan sát tiếp thu tốt thì phải lắng nghe ý kiến những người xung quanh, phải đào sâu suy nghĩ, phải đọc nhiều. Vì thế, để có học vấn cần phải biết chữ. Nhưng "chỉ cần biết chữ là có học vấn" như người xưa thường nghĩ là sai lầm lớn. "Biết chữ" mới chỉ là công cụ trên con đường học vấn, cũng giống như cái đục, cái cưa - những công cụ không thể thiếu để cất nhà. Nếu chỉ biết gọi đúng tên những thứ đó, không có tư duy, không biết cách đóng bàn, ghế, giường tủ.. thì không thể gọi là thợ mộc được. Cũng như vậy, người biết chữ không thể gọi là người có học vấn nếu người đó không biết lý giải, không hiểu biết đầy đủ đạo lý của sự vật. 
Tục ngữ có câu: "Đọc Luận ngữ mà không biết luận ngữ" (không biết ý nghĩa của lời lẽ, ngôn từ). Tức là dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào hành động thực tế thì cũng vô nghĩa.             
Dù có thuộc làu làu truyện xưa tích cũ nhưng không biết giá một ký gạo, một mớ rau là bao nhiêu.   Dù có hiểu biết cặn kẽ kinh điển Trung Hoa nhưng không biết làm thương mại, không biết giao dịch làm ăn.             
Mất nhiều năm gian khổ đèn sách, tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc để học hành, trang bị đủ loại kiến thức Âu Tây, nhưng kiếm miếng ăn chỉ nuôi miệng mình cũng không nỗi.             
Những người ấy chỉ là "cái tủ kiến thức" suông. Đối với chính miếng cơm của bản thân, đối với lợi ích của đất nước, đối với nền kinh tế của quốc gia, họ hoàn toàn vô dụng, họ chỉ là hạng người "dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm".             
Tựa đề của cuốn sách này là "Khuyến học", nhưng không có nghĩa là tôi khuyên các bạn chỉ có đọc sách.             
Đề cập tới tinh thần cơ bản của con người, đề cập tới mục đích thực thụ của học vấn là chủ đích chính mà tôi muốn nói với các bạn.

0 comments:

Post a Comment