Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN BA: HUN ĐÚC, NUÔI DƯỠNG CHÍ KHÍ ĐỘC LẬP RA SAO?
Nguyên tác tiếng Nhật
Nhà xuất bản Iwanami Bunko
Vào
thời Chiến quốc(1), Imagawa Yoshimoto, lãnh chúa của vùng Suruga(2)
thống lĩnh một đội quân lên tới hàng vạn người tiến đánh Nobunaga Oda,
lãnh chúa vùng Aichi. Nobunaga đã tổ chức mai phục tại khe núi Oke tỉnh
Aichi, rồi bất ngờ tập kích đánh thẳng vào đại bản doanh và chém đầu
Imagawa. Quân sĩ của Imagawa mất chủ tướng, hoảng loạn chạy như "ong vỡ
tổ". Sự nghiệp lẫy lừng một thời của Imagawa bỗng chốc tan thành mây
khói.
-----------------------------------------
Chú thích: 1. Thời
Chiến quốc: Đây là thời đại loạn tại Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1507 đến
mãi năm 1615 mới chấm dứt. 2. Ngày nay là tỉnh Sizuoka, Nhật Bản.
-----------------------------------------
Trái
lại, trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871) xảy ra cách đây vài
năm, lúc đầu quân Pháp thua trận, Napoleon Đệ tam bị quân Phổ bắt làm tù
binh. Thế nhưng quốc dân Pháp không vì thế mà tuyệt vọng. Họ tiếp tục
chiến đấu với lòng quả cảm, tử thủ bảo vệ Paris bằng mọi giá, cuối cùng
buộc quân Phổ phải chấp nhận ký Hoà ước. Nhờ thế mà nước Pháp giữ được
lãnh thổ toàn vẹn, không bị mất vào tay người Phổ.
Quả
là khập khiểng nếu so sánh tinh thần binh sĩ của Imagawa với binh sĩ
của Napoleon. Bởi người dân xứ Suruga chỉ là những kẻ ăn nhờ ở đậu, mọi
việc đều ỷ lại, trông cậy vào một mình chủ tướng Imagawa Yoshimoto.
Không một ai trong số họ, coi xứ sở Suruga là nơi "chôn nhau cắt rốn"
của mình. Họ suy nghĩ nông cạn và tin tưởng rằng xứ Suruga có làm sao
thì đã có tướng Imagawa rồi.
Trong
khi đó ở Pháp, có nhiều quốc dân mang trong mình tinh thần báo đáp cho
Tổ quốc. Họ coi nguy cơ của đất nước cũng là nguy cơ của chính mình, vì
vậy họ sẵn sàng xả thân chiến đấu vì Tổ quốc. Nhờ tinh thần xả thân của
nhân dân nên đã cứu được nước Pháp.
Sự khác nhau căn bản của hai nước là vậy.
Từ
thực tế trên, để bảo vệ nước mình trước họa xâm lăng, lòng yêu nước của
nhân dân sẽ tăng lên khi trong con người họ có tinh thần, có chí khí
độc lập mạnh mẽ. Nói đến đây chắc các bạn sẽ hiểu như tôi rằng: người
Nhật chúng ta, nếu thiếu chí khí độc lập thì lòng yêu nước cũng hàm hồ,
nông cạn.
Lý
do thứ hai là tự bản thân không giác ngộ về tính độc lập, thì khi
thương lượng với ngoại bang cũng không thể tranh đấu cho quyền lợi của
mình được.
Người
không có tính độc lập thì thường phải dựa dẫm vào kẻ khác. Người dựa
dẫm vào kẻ khác thì lúc nào cũng phải thăm dò ý tứ, trông vào thái độ
của người khác thì nhất định phải tìm cách lấy lòng người đó. Luôn phải
lấy lòng thành ra chịu ơn, lâu dần trở nên xu nịnh và luồn cúi người
mình dựa dẫm. Chẳng mấy chốc, tính xu nịnh, luồn cúi trở thành thói
quen. Một khi đã quen xu nịnh, quen luồn cúi thì mặt phải "trơ" ra và
"dây thần kinh" xấu hổ cũng mất. Điều muốn nói không dám nói, gặp ai
cũng phải xum xoe, khúm na khúm núm. Và cuối cùng thói quen xu nịnh,
thói luồn cúi trở thành bản chất, tính cách. Nên người xưa mới có câu
"Thói hư thành tật" cũng là vậy. Đã là tật, là bản chất, là tính cách
thì khó sửa.
Hiện
nay, ở nước Nhật chúng ta, thường dân đã được phép mang họ, được phép
cưỡi ngựa. Toà án cũng đã thay đổi. Việc xét xử công bằng hơn, chính
trực hơn. Và nhất là luật pháp ít ra cũng đã quy định thường dân ngang
hàng với sĩ tộc. Tuy vậy, để thay đổi lề thói cũ, tập quán cũ cũng cần
phải có thời gian, không thể một sớm một chiều mà gột bỏ hết được. Ý
thức của người dân chúng ta vẫn như xưa. Văng tục khi nói, bỗ bã khi ăn,
nhu nhược trong thái độ, gặp cấp trên thì run sợ, bảo đứng thì đứng,
bảo ngồi thì ngồi, bảo múa cũng phải múa, cứ y như lũ chó nuôi mãi mà cứ
ốm nhom, chỉ biết xun xoe trước mặt chủ. Thật là khí lực không có, hổ
thẹn cũng không.
Nếu
là xã hội phong kiến Mạc phủ - một xã hội hoàn toàn mất tự do - trong
thời kỳ "bế quan toả cảng" thì người dân càng mất sinh khí lại càng tốt
cho chính quyền. Vì tầng lớp cai trị khi đó chỉ muốn dân ngu để dễ bề
dạy bảo.
Nhưng
thời thế giờ đây đã đổi khác. Cứ kéo dài mãi tình trạng này thì chỉ
mang lại tổn hại cho quốc gia trong thời buổi phải giao thương với ngoại
quốc.
0 comments:
Post a Comment