Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN BỐN TRÁCH NHIỆM CỦA "NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NGƯỜI"
Nguyên tác tiếng Nhật
Nhà xuất bản Iwanami Bunko
Hiện
nay, co nhiều người đưa ra lý lẽ: "Lãnh đạo cái lũ dân ngu này phải có
kế sách mới được. Chính phủ định làm việc gì cứ thế mà làm, không cần
thông báo, giải thích hay chờ đợi gì cả. Còn khi nào dân chúng có tri
thức, đạo đức thì đưa họ đến với văn minh cũng chưa muộn." Nhưng theo
tôi, nếu thực hiện theo cách nói trên thì sẽ thất bại ngay từ đầu. Vì
sao vậy?
Đã
bao năm, nhân dân phải chịu nhiều khổ đau dưới chế độ chính trị chuyên
quyền. Điều nghĩ trong lòng không dám nói ra miệng, hay sẵn sàng nói láo
miễn sao khỏi mang vạ vào thân, lừa đảo cũng được cho qua. Gian dối,
nguỵ tạo trở thành cách sống. Không thành thật trở thành thới quen hàng
ngày. Làm sai không dám nhận, lại còn tiìm cách đổ lỗi cho người khác.
Không còn ai biết hổ thẹn, biết tức giận, chỉ biết suy bì tị nạnh, ghen
ăn tức ở. Còn việc nước, việc quốc gia là việc "chùa", hơi đâu mà lo
nghĩ.
Chính
phủ đã dùng nhiều biện pháp nhằm thay đổi những tập quán xấu nói trên,
lúc khuyên nhủ, khi răn đe, đôi khi dùng cả quyền lực cưỡng chế dân
chúng... Nhưng các biện pháp hầu như đều phản tác dụng, dường như chỉ
càng làm cho người dân thêm mất lòng tin nơi chính phủ. Trên xa lánh
dưới, dưới chẳng muốn gần trên. Theo thời gian cái sự xa lánh ấy tạo ra
cho mỗi tầng lớp trong xã hội một khí chất khác nhau. Và người ta gọi
chúng là "khí chất Võ sĩ", "khí chất Thị dân". Khí chất này, nếu chỉ
nhìn vào từng cá nhân hay chỉ nhìn phiến diện thì khó thấy. Nhưng nếu
nhìn vào tổng hợp các hiện tượng xã hội thì chúng ta sẽ hiểu rõ thực
trạng của nó.
Phải
công nhận là trong các quan chức chính phủ hiện nay có rất nhiều người
tốt, có tấm lòng nhân hậu. Bản thân tôi, khi nhìn vào các quan chức đó
cũng phải thừa nhận họ không có điểm gì đáng phàn nàn cả, ngược lại ở họ
có nhiều điểm rất đáng học hỏi. Nhưng khi họ tập hợp trong chính phủ
thì không hiểu sao công việc cứ rối nhhư tơ vò. Chính phủ đã vậy, còn
dân chúng thì sao? Trong nhân dân, có không ít người trung thực, chính
trực. Nhưng không hiểu sao, mỗi khi quan hệ với chính quyền thì nhân
cách lại thay đổi, trở nên dối trá, nguỵ biện, trơ tráo, lừa dối cả
chính quyền. Quan chức và dân chúng trong một nước mà cứ như là hai cái
đầu trên một cái cổ vậy.
Trên
cương vị cá nhân thì người nào cũng tỏ ra thông thái. Nhưng hễ trở
thành quan chức chính quyền chì sự thông thái thường thấy lại biến đi
đâu mất. Khi đứng một mình thì ai nói cũng hay cả. Nhưng khi tập hợp
nhau trong một tập thể thì cái cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược
thường xuyên xảy ra.
Tôi
buộc phải nói rằng chính phủ Nhật Bản hiện nay là một tổ chức của nhiều
người có tri thức, tập hợp nhau lại để làm một việc hồ đồ. Có lẽ họ đã
không thể phát huy được cá tính vì bị trói buộc bởi nếp nghĩ theo kiểu
"chủ nghĩa bình yên vô sự".
Chính
sách của chính phủ không hiệu quả cũng do vậy. Bằng một số kế sách như
dùng những lời lẽ hoa mỹ mị dân, dùng quyền lực, áp đặt văn minh...
chính phủ có thể giật dây được dân chúng. Nhưng như thế cũng chỉ là nhất
thời mà thôi. Chính phủ trị dân bằng uy quyền thì dân sẽ đáp lại bằng
sự giả vờ chấp hành. Chính phủ lừa dối dân thì dân cũng sẽ tạo ra vỏ bọc
hữu hiệu. Mà cứ như vậy thì không thể chỉ dựa vào quyền lực để thúc đẩy
văn minh xã hội.
0 comments:
Post a Comment