Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN BỐN TRÁCH NHIỆM CỦA "NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NGƯỜI"
Nguyên tác tiếng Nhật
Vậy
phải làm cách nào để khai hoá văn minh tại nước ta? trước hết phải quét
sạch "cái khí chất" đã thấm sâu trong lòng người. Dùng biện pháp hành
chính mệnh lệnh của chính phủ cũng khó. Thuyết giảng cho từng người chắc
chắn sẽ thất bại. Cần phải có những người gây dựng được sự nghiệp mà
mọi người dân đều tự giác tham gia, phải đặt ra mục tiêu rõ ràng để nhân
dân tin cậy.
Thế
thì ai sẽ là người làm được việc này? Trong giới Nông, Thương rõ ràng
chẳng có ai. Trong giới học giả Quốc học hoặc Nho học cũng không thấy
gương mặt nào. Xem ra chỉ có những người trong nhóm Tây học là có thể
gánh vác được nhiệm vụ đó. Gần đây, những nhà Tây học tăng lên đáng kể.
Họ đọc sách dịch, nghiên cứu văn minh châu Âu. Tuy vậy, không phải ai
trong số họ cũng đều hiểu được cặn kẽ về văn minh phương Tây. Ngược lại
có nhiều người hiểu được, lý giải được, cắt nghĩa được nhưng lại không
sao biến chúng thành hiện thực. Họ nói được nhưng không làm được điều
mình nói.
Hiện
nay, thực tế cho thấy hầu hết các nhà Tây học xã hội ta đều chỉ mơ đến
một chức vụ cao trong chính phủ, họ không màng làm trong khu vực tư
nhân. Nhận thức của họ chẳng khác là bao so với các nhà Nho học trước
đây, học để ra làm quan. Bụng dạ hủ nho đội lốt Tây Âu, đúng y như câu
nói của người xưa: "Bình mới rượu cũ". Đương nhiên, trong số các nhà Tây
học đang làm quan chức chính phủ, không phải tất cả đều háo danh, tham
lam bổng lộc. Suy cho cùng, nó là kết quả của quan niệm giáo dục cố hữu ở
nước ta: "Làm quan là cách tiến thân tốt nhất trong mọi cách tiến
thân". Trong suốt hàng ngàn năm qua, quan niệm đó đã thấm sâu vào máu
thịt, đã thành nếp trong suy nghĩ của con người. Chính vì thế mà từ đời
này qua đời khác, người ta chỉ học để làm quan chứ có ai muốn học để làm
dân đâu. Làm quan đã trở thành cái đích trong cuộc đời. Ngay cả các bậc
tiên sinh danh giá cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó.
Tuy
nhiên, xu hướng "làm quan" cũng là điều dễ hiểu vì khí chất xã hội đã
khiến người ta phải như vậy. Cứ thế, trào lưu "quyền lực là chìa khoá
vạn năng" nhiễm sâu vào lòng người. Nên dân ta ai cũng chỉ muốn làm công
sở chính quyền, rồi tìm cách leo lên hàng quan chức chính phủ để có
quyền hành và bổng lộc. Thí dụ: gần đây trên các tờ báo, hiếm thấy bào
viết nào có ý kiến ngược lại với ý kiến chính phủ. Lâu lâu chính phủ đưa
ra được một vài chính sách cải cách nho nhỏ, tức thì những bài viết tán
dương tâng bốc chính phủ xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo. Những bài viết
như vậy có khác nào thái độ phỉnh nịnh khéo léo của các cô gái làng
chơi để lấy lòng khách mua hoa đâu. Tệ hại hơn nữa, những người viết bài
đó lại chính là những thành viên trong nhóm Tây học. Thật khó có thể
chấp nhận. Họ đâu có phải là "gái làng chơi" và lại càng không phải là
những kẻ tâm thần hay thiếu hiểu biết.
Thái
độ xu nịnh và suy nghĩ cơ hội đang đầy rẫy trong xã hội Nhật Bản như
hiện nay là do đâu? Vì chưa có một minh chứng thực tế nào chứng tỏ có tự
do dân quyền trong xã hội, vì người Nhật Bản đã nhiễm quá nặng bản chất
tính nhu nhược, không còn nhìn ra bản sắc vốn có của mình.
Tóm
lại, hiện nay Nhật Bản có chính phủ, có cả dân. Nhưng có lẽ chúng ta
mới chỉ có dân mà chưa có "quốc dân Nhật Bản". Điều này có nghĩa là để
thay đổi được khí chất trong dân, để tiến hành mở mang văn minh thành
công thì các nhà Tây học hiện nay cũng chẳng giúp ích được gì.
0 comments:
Post a Comment