Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN BỐN TRÁCH NHIỆM CỦA "NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NGƯỜI"
Nguyên tác tiếng Nhật
Trong
tình hình hiện nay của nước ta, phải công nhận rằng học thuật, kinh tế,
hệ thống luật pháp là ba điểm yếu kém so với phương Tây. Văn minh của
một xã hội phụ thuộc sâu sắc vào ba mặt ấy. Điều hiển nhiên là nếu ba
mặt này của một quốc gia chưa phát triển sâu rộng thì quốc gia đó khó mà
có được độc lập. Vậy thì, ở nước ta khi nền học thuật, nền kinh tế, hệ
thống luật pháp mới trong thời kỳ "phôi thai" chưa thành hình hài thì
đặt vấn đề độc lập với phương Tây chỉ là ảo tưởng.
Sau
khi chính phủ Minh Trị ra đời, nhìn vào các thành viên trong nội các,
tôi phải công nhận tài cán, năng lực và sự tận tuỵ của họ. Thế nhưng vì
sao sự nghiệp khai hoá văn minh cho đất nước lại chưa đạt được kết quả
như mong đợi? Nguyên nhân chính là đâu? Câu trả lời của tôi là: nhân dân
ta qua ngu dốt, vô học. Chính phủ Minh Trị đã tận tuỵ thực thi nhiều
chính sách như kêu gọi khuyến khích dân ta học văn hoá, học khoa học kỹ
thuật, ban hành các đạo luật, hướng dẫn chỉ đạo cách làm kinh tế, thương
mại... Vậy mà vẫn không sao vực xã hội phát triển lên được.
Dưới mắt tôi, việc điều hành đất
nước không mang lại kết quả cũng có nghĩa là trình độ của chính phủ Minh
Trị đại để cũng như trình độ của chính quyền phong kiến chuyên chế mà
chúng ta đã lật đổ. Nhân dân ta vẫn còn trong vòng u mê như xưa, cũng có
nghĩa là người dân dưới thời Minh Trị cũng chỉ vẫn là người dân dưới
thời Mạc phủ, không hơn không kém. Hãy thử so sánh công lao, sức lực,
tiền của mà chính phủ đã bỏ ra với kết quả đạt được thì mới thấy ít ỏi
biết nhường nào.
Qua đó tôi muốn khẳng định với mọi người rằng, nền văn minh của quốc gia không thể tiến bộ nếu chỉ bằng quyền lực của chính phủ.
0 comments:
Post a Comment