Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Nguyên tác tiếng Nhật
Nhà xuất bản Iwanami Bunko
Tri thức và phát triển.
Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN NĂM : LÒNG QUẢ CẢM CỦA CON NGƯỜI SINH RA TỪ ĐÂU?
Cả
ngàn năm qua, chính phủ nắm trong tay mọi quyền hành trên khắp đất
nước. Từ quân đội, học thuật, công thương nghiệp cho tới cả những điều
nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày, không cái gì mà chính phủ không
nhúng tay vào. Nhân dân chỉ còn biết nhắm mắt tuân theo các chỉ thị của
chính phủ. Đất nước ta giống như tài sản riêng của chính phủ, còn nhân
dân chẳng khác nào như những người ăn nhờ ở đậu vậy. Đất nước ta như
quần đảo không người ở. Nhân dân ta mang tư tưởng như những kẻ ăn nhờ ở
đậu trên mảnh đất này. Và thế thì quốc gia cũng chỉ như cái nhà trọ, để
người dân tạm dừng chân trong cuộc đời họ mà thôi. Vì thế, đối với người
dân, vận mệnh quốc gia không dính dáng gì đến mình cả, không phải là
nơi để phát huy chí khí. Tư tưởng này bao trùm khắp mọi miền đất nước.
Trên
thế gian này, mọi sự vật nếu không tiến bộ ắt sẽ thụt lùi. Còn nếu nỗ
lực thì không thể thụt lùi mà chắc chắn sẽ tiến về phía trước. Chẳng có
sự vật nào lại không lùi không tiến mà chỉ dậm chân tại chỗ cả.
Nhìn
vào xã hội nước ta hiện nay, tôi có cảm tưởng như hình thái văn minh
đang tiến lên, nhưng "phần hồn" của văn minh thì ngày càng suy giảm. Tôi
muốn nói với các bạn thế này: Ngày xưa, dưới thời phong kiến Mạc phủ,
chính quyền chỉ dùng sức mạnh cai trị dân. Nhân dân do yếu thế nên chỉ
còn có cách là ngoan ngoãn phục tùng chính quyền, nhưng trong bụng thì
không phục chút nào cả. Họ sợ sức mạnh của chính quyền nên phải theo, và
bề ngoài phải tỏ ra phục tùng.
Hiện nay,
chính phủ Minh Trị không những có sức mạnh mà còn có trí tuệ nữa. Chính
phủ Minh Trị đang đảm đương, xử lý mọi vấn đề bằng sự mẫn cảm, hết sức
nhanh nhạy.
Chưa
đầy 10 năm sau khi lên nắm quyền, chính phủ đã cải cách toàn bộ hệ
thống giáo dục, quân đội, xây dựng hệ thống đường sắt, thành lập mạng
lưới bưu điện, điện tín, xây dựng những công trình kiến trúc bằng đá,
xây dựng hệ thống cầu cống bằng sắt thép... Tính quyết đoán, năng lực
hành động và những kết quả đạt được của chính phủ thu hút sự quan tâm
chú ý của dân chúng.
Nhưng
trường học là trường học của chính phủ, quân đội là quân đội của chính
phủ. Đường sắt, bưu điện, điện tín, công trình kiến trúc bằng đá, cầu
cống bằng sắt thép cũng như vậy. Tất cả đều của chính phủ. Người dân suy
nghĩ về những việc trên như thế nào? Và dân chúng nói với nhau ra sao?
Họ bảo rằng: "Chính phủ hiện nay vừa có sức mạnh vừa có đầu óc, nên
chẳng ai có thể đọ nổi. Chính phủ ở trên cao trị quốc, mọi thứ đã có
chính phủ lo nghĩ và làm cho rồi. Còn chúng ta là loại dân đen ở dưới,
cứ có cái ăn để sống là được. Việc nước là chuyện đại sự, là việc của
"các quan trên", chứ đâu phải là việc của lũ dân đen mình mà lo."
Nhưng
tôi xin phân tích thế này: chính quyền phong kiến Mạc phủ trước đây,
chỉ biết dùng quyền lực để cai trị, còn chính phủ Minh Trị hiện nay,
dùng cả sức và trí để cai trị. Chính quyền cũ không biết thủ thuật để
cai trị dân, còn chính phủ mới bây giờ thì ngược lại. Chính quyền cũ
dùng mọi cách làm tê liệt, làm rã rời sức dân, chà đạp tới tận chân tơ
kẻ tóc của dân, quy định cả cách ăn mặc, đi đứng của mọi thành phần
trong xã hội, trừng phạt nghiêm khắc mọi sự lẫn lộn. Còn chính phủ hiện
nay thì cai trị khéo léo tới mức người dân bị lấy mất cả "hồn lẫn xác"
mà cũng không hay. Vì thế dân ta thời trước sợ chính quyền như sợ ma
quỷ, còn dân ta ngày nay thì tôn chính quyền lên như thần thánh để thờ.
Nếu
dân ta không tỉnh ngộ, không nhận ra sự "lầm tưởng" mà cứ thế quen dần
với tình trạng như hiện nay, thì chính phủ có đổ công đổ của để hoàn
thiện "cai vỏ" văn minh nhiều đến đâu đi nữa cũng chỉ tổ làm cho khí lực
trong dân ngày một mất đi và như thế tinh thần - phần hồn của văn minh -
cũng suy yếu theo.
Lẽ
ra phải tự hào về quân đội thường trực của chính phủ là để bảo vệ đất
nước, thì ngược lại dân chúng vẫn nhìn quân đội như một công cụ để chính
quyền đe doạ và đàn áp. Lẽ ra phải tự hào về trường học, đường sắt - là
bằng chứng tiến bộ của văn minh - thì ngược lại dân chúng coi chúng như
vật phẩm được chính phủ ban tặng. Thói ỷ lại vào chính phủ cứ thế mà
gia tăng.
Tinh
thần độc lập trong nhân dân khô héo, teo tóp như thế, cái gì cũng "sợ
hãi" mà trông cậy vào chính phủ của nước mình thì thử hỏi bằng cách nào
và làm như thế nào mà Nhật Bản chúng ta có thể đấu tranh để văn minh so
với phương Tây được?
Vì
thế tôi nghĩ: Nếu không vun đắp chí khí độc lập trong nhân dân, mà chỉ
lo hoàn thiện cái vỏ bề ngoài của văn minh trên đất nước ta, thì điều đó
cũng là vô nghĩa. Ngược lại, cái vỏ văn minh đó chỉ khiến cho lòng dân
thêm yếu đuối, hoang mang.
0 comments:
Post a Comment