Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Nguyên tác tiếng Nhật
Nhà xuất bản Iwanami Bunko
Tri thức và phát triển.
Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN NĂM : LÒNG QUẢ CẢM CỦA CON NGƯỜI SINH RA TỪ ĐÂU?
Văn
minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống
và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của
một quốc gia phải do tầng lớp giữa - giai cấp trung lưu - có tri thức,
kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân thực hiện. Có
như vậy mới mong thành công.
Lịch
sử của các quốc gia Tây Âu cho thấy sự phát triển công thương nghiệp ở
các nước này không phải do chính phủ tạo ra. Mà tất cả đều là thành quả
được sinh ra từ sự lao tâm khổ tứ, từ qua trình lao động trí óc cật lực,
từ quá trình nghiên cứu tìm tòi đầy gian nan vất vả của các học giả
thuộc giai cấp trung lưu.
Đầu
máy hơi nước là phát minh của Watt. Đường sắt là thành quả công phu của
Stevenson. Người nghiên cứu và tìm ra nguyên lý khinh tế là Adam Smith.
Họ đều thuộc tầng lớp giữa, không phải bộ trưởng trong nội các chính
phủ và cũng không phải là công nhân trực tiếp sản xuất. Họ thuộc giai
cấp trung lưu, có tri thức, tìm tòi nghiên cứu, nhờ đó mà làm thay đổi
bộ mặt xã hội.
Để
mọi cá nhân có thể nghiên cứu, phát minh và ứng dụng kết quả rộng rãi
trong xã hội, giúp ích cho cuộc sống thì cần phải tổ chức các công ty,
phải khởi nghiệp trong khu vực tư nhân. Bảo hộ và tạo mọi điều kiện cho
các công ty tư nhân phát triển là nhiệm vụ và trách nhiệm của chính phủ.
Khai phá văn minh là công việc của khu vực tư nhân, bảo hộ là công việc
của chính phủ. Có như thế thì mọi người dân mới không dửng dưng, mới tự
hào "công cuộc văn minh hoá" là công cuộc của chính họ, chứ không phải
là vật sở hữu riêng của chính phủ. Có như thế thì nhân dân mới vui
sướng đồng cảm với mọi phát minh sáng chế trên đất nước mình và càng
muốn đồng lòng hợp sức sao cho mình không thua kém phương Tây. Chỉ có
như vậy văn minh mới làm tăng chí khí của dân, mới trở thành sức mạnh
hậu thuẫn cho nền độc lập của đất nước.
Thử
nhìn vào công cuộc văn minh đang diễn ra trên đất nước ta mà xem, tôi
chỉ có thể nói rằng chúng ta đang làm ngược với quy luật.
Ở
nước Nhật chúng ta hiện nay, người chủ trương thúc đẩy văn minh, gìn
giữ độc lập trước áp lực phương Tây là những người thuộc tầng lớp giữa
trong xã hội, là các nhà trí thức và đơn độc chỉ có họ. Nhưng số đó cũng
chỉ là thiểu số ít ỏi. Còn đa phần các trí thức đều thiếu con mắt nhận
biết thời cuộc. Họ yêu quý và lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng, ưu
tư cho đất nước. Đối với họ, gió chiều nào theo chiều ấy. Đa số các trí
thức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợi ích trước mắt, săn đón cơ hội
leo vào hàng "quan chức", sa vào các chức vụ quản lý vặt vãnh, tiêu phí
thời gian bằng những việc vô bổ, xa rời công việc nghiên cứu, học thuật.
Họ thoả mãn với quyền cao bổng hậu. Tệ hại hơn nữa, họ lại tự cao tự
đại: "Uyên bác như chúng tôi đã tập trung hết trong hàng ngũ chính quyền
rồi, trong xã hội đâu còn ai?".
Tôi
buộc phải nói rằng những ngươi trí thức như vậy là nỗi bất hạnh cho
công cuộc văn minh đất nước. Lẽ ra phải đảm nhiệm vai trò mở mang, nuôi
dưỡng văn minh với tư cách của người trí thức, thì họ lại vùi đầu vào
việc kiếm lợi cho bản thân, họ chẳng bận tâm đến sự thoái hoá của tinh
thần học vấn trong xã hội, đất nước ra sao họ cũng mặc. Như thế mà vẫn
tự cho mình là trí thức được sao?
Đó là một thực tế đáng hổ thẹn.
May
sao, trường tư thục Keio của chúng ta không có ai chạy theo trào lưu
đang thịnh hành nói trên. Kể từ khi sáng lập, dù đơn độc nhưng trường
chúng ta chưa bao giờ đánh mất niềm tự hào, dù phải "đơn thương độc mã"
trong xã hội hiện tại, chúng ta đã, đang và vẫn tiếp tục vun xới, nuôi
dưỡng tinh thần độc lập. Chúng ta chỉ có một mục đích gánh vai nâng đỡ
tinh thần độc lập trong nhân dân.
Chúng
ta lẻ loi, đang đứng mũi chịu sào trong cơn cuồng phong, trong dòng
nước chảy xiết, chúng ta đang phải gồng mình chống chọi với cả một trào
lưu đang làm thoái hoá xã hội. Nhiệm vụ của chúng ta thật khó khăn.
Nhưng chính lúc này đòi hỏi chúng ta phải có lòng quả cảm và tinh thần
cương quyết.
Dũng khí của con người không sinh ra từ sách vở.
Đọc sách là phương tiện nâng cao học vấn.
Học vấn là phương pháp tiến tới thực tiễn.
Chính
kinh nghiệm, sự từng trải sản sinh ra lòng quả cảm. Hội Keio chúng ta,
bất chấp khó khăn, bất chấp gian khổ, nguyện đem hết tri thức kiến thức
có được, xây đắp con đường phát triển văn minh. Để đi tới đó, chúng ta
không phân biệt, không từ nan bất kỳ lĩnh vực nào, ngành học nào. Chúng
ta làm thương nghiệp, chúng ta tranh luận luật pháp, chấn hưng công
nghiệp, khuyến nông, viết sách, dịch sách, phát hành báo, tất cả những
gì liên quan tới văn minh.
Mỗi
người chúng ta phải suy nghĩ về vai trò, sự đóng góp của bản thân, phải
đi tiên phong trong nhân dân. Chúng ta cùng hợp tác với chính phủ.
Sức
dân và sức chính quyền có cân bằng thì tiềm lực quốc gia mới gia tăng,
nền móng độc lập của quốc gia mới vững chắc, có như vậy nước ta mới mong
được bình đẳng với phương Tây. Tôi tin rằng, vài mươi năm
sau, cũng trong một dịp đón mừng năm mới, khi nhắc tới buổi sum họp hôm
nay, chúng ta chắc sẽ cùng nói với nhau rằng: "Mới chỉ có nền độc lập
mong manh như hồi đó mà chúng ta sung sướng đến vậy. Bây giờ đã sánh vai
bình đẳng thực sự với phương Tây như thế này thì còn sung sướng đến
nhường nào?". Như thế mới là niềm vui thực sự phải không các bạn.
Tôi muốn nói với các bạn truớc khi cho phép tôi kết thúc.
Các
bạn sinh viên. Các bạn hãy tự quyết định tương lai, chí hướng của chính
mình theo mục đích của trường tư thục chúng ta từ ngày hôm nay, ngày
đón năm mới này.
Tháng giêng năm Minh Trị thứ bảy (tức năm 1784)
0 comments:
Post a Comment