Sunday, January 1, 2017

TỰ DO KHÔNG PHẢI LÀ CHỈ BIẾT CÓ TÔI, CHO RIÊNG TÔI

Khuyến học.Fukuzawa Yukichi              
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch: Phạm Hữu Lợi

"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm."

Nguyên tác tiếng Nhật 
Nhà xuất bản Iwanami Bunko
Biết đúng vị trí, chỗ đứng của mình là rất quan trọng. Kể từ khi sinh ra, con người không phải chịu sự can thiệp của bất cứ một ai. Nam cũng như nữ đều có quyền tự do sinh ssống. Và đúng là con người có quyền tự do, nhưng lúc nào cũng khăng khăng đòi phải được làm theo ý muốn của riêng mình mà không biết rõ vị trí của mình thì sẽ trở nên chỉ biết có mình, cho riêng mình. Như thế là tự mình làm hỏng mình.             
Dựa trên đạo lý mà Trời đã định, vị trí của mỗi người là ở chỗ: biết trọng tình người, không làm phiền hay cản trở người khác, biết bảo vệ quyền tự do bản thân.             
Tự do bản thân không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, không có nghĩa là làm phiền hoặc cản trở người khác. Ví dụ như có người nói: "Tiền tôi, thích uống rượu tôi uống, thích mua "hoa" tôi mua. Đó là quyền tự do của tôi, chứ động chạm gì tới ai." Suy nghĩ như vậy là sai. Ham mê tửu sắc làm ảnh hưởng tới người khác, lại lôi kéo bạn bè, làm hại nền giáo dục xã hội. Cứ cho la tiền tôi tôi xài, nhưng không vì thế mà có thể bỏ qua nhưng hành vi tội lỗi gây ra cho xã hội.             
Tự do và độc lập không chỉ liên quan tới từng cá nhân mà còn là vấn đề của quốc gia nữa.              
Nhật Bản chúng ta là một quốc đảo nhỏ nằm ở phía Đông châu Á, cách xa đại lục, lâu nay không giao thương với ngoại quốc, bế quan toả cảng, tự cung tự cấp. Mãi tới thời Gia Vĩnh (1848-1854), khi hạm đội Mỹ kéo đến gây áp lực, Nhật Bản mới bắt đầu mở của giao thương với nước ngoài. Thế mà ngay cả khi đã mở cửa, trong nước vẫn chưa hết tranh cãi ồn ào xung quanh việc tiếp tục mở cửa hay đóng cửa, thiếp tục lên án người ngoại quốc là lũ man di mọi rợ... Những cuộc tranh cãi như vậy thật là vô bổ, có khác nào "Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung".             
Thử nghĩ xem, chẳng phải là người Nhật chúng ta cũng như người dân các nước phương Tây cùng ở trên một quả đất, hưởng chung ánh mặt trời, ánh trăng, thở cùng một không hkí, hưởng cùng một đại dương, và đều là con người cả đó sao. Chúng ta thừa sản vật thì chia bớt cho người ta; người ta thừa sản vật thì chia lại cho mình, cùng học hỏi lẫn nhau, không ai tự cao tự đại, không làm nhau hổ thẹn. Dân Nhật ta cũng như dân họ đều cùng mong phát triển, cùng mong hạnh phúc đó sao?      Chúng ta phải tận tâm làm hết sức mình trong quan hệ quốc tế sao cho đúng ý trời, hợp lòng người. Nếu đúng đạo lý thì cần chuộc lỗi với người Phi châu cũng phải làm. Còn để bảo vệ lập trường chính nghĩa thì dù là pháo hạm Anh hay Mĩ, chúng ta cũng không sợ. Khi quốc gia chịu nỗi nhục mất nước thì mọi người dân Nhật, không trừ một ai, đều sẵn sàng xả thân để bảo vệ thanh danh của Tổ quốc. Như vậy, đất nước mới tự do, quốc gia mới độc lập.             
Thế nhưng trên thế gian này, vẫn có quốc gia tự phong cho mình là trung tâm của vũ trụ. Họ nghĩ là ngoài đất nước họ ra không có quốc gia nào tồn tại cả.
Hễ cứ nhìn thấy người ngoại quốc thì miệt thị như loài thú hoang, gọi họ là man di mọi rợ. Kết cục là quốc gia đó tự chuốc lấy sự căm ghét của các nước khác. Đó là một kiểu "chỉ biết cái tôi" ở tầm quốc gia, đó là cách ngoại dao không biết mình biết người, không nắm rõ ý nghĩa của từ Tự do.

0 comments:

Post a Comment