Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN BA: HUN ĐÚC, NUÔI DƯỠNG CHÍ KHÍ ĐỘC LẬP RA SAO?
Nguyên tác tiếng Nhật
Nhà xuất bản Iwanami Bunko
Như
tôi đã trình bày, quan hệ giữa quốc gia với quốc gia là mối quan hệ
bình đẳng. Nhưng người dân nước đó thiếu tinh thần tự chủ, thiếu ý chí
độc lập thì khó có thể tranh đấu với thế giới để bình đẳng về quyền lợi
với tư cách là một quốc gia độc lập.
Đó là do ba lý do dưới đây.
Thứ nhất, Quốc dân không có tính cách độc lập thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.
Tính
cách độc lập là gì? Là tính cách không dựa dẫm hay ỷ lại vào người
khác. Việc của mình, mình phải tự lo giải quyết. Người có tính cách độc
lập là người không bị chi phối hoặc chịu ảnh hưởng của người khác, tự
mình biết phân biệt sự thể đúng sai, phải trái, không phạm sai lầm trong
hành động. Người độc lập về kinh tế là người có thể sống mà không cần
dựa vào sự viện trợ của người khác.
Nếu như
toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lại vào người
khác, không có tính độc lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành
những kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức
xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp
đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, có nhìn thấy người mù loà qua
đường cũng không một ai chìa tay ra giúp đỡ.
Cổ
nhân có câu: "Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào
thì dân không cần phải biết." Câu này có nghĩa là ở trên đời, những
người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm
chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phải tuân theo chính sách vạch ra
là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn
là việc cái gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích
xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy, cứ như nước đổ đầu vịt vậy.
Đây là lời răng dạy của Khổng Tử. Nhưng lời răng dạy này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.
Người
có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong
cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc
gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có một nghìn người có tri
thức. Chín trăm chín mươi chín nghìn người còn lại là những kẻ một chữ
cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng một nghìn người có trí tuệ đó, cai trị số
dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu.
Và chín trăm chín mươi chín nghìn ngưòi mù chữ này cũng một mực tuân
theo lời răng dạy của "cha mẹ dân", sống trong cảnh ngu si hưởng thái
bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ giữa người cai trị và nhân dân sẽ trở
thành quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là thân phận ăn nhờ ở
đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân).
Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng
tới vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi.
Và cũng giả dụ, quốc gia này bị nước ngoài gây
hấn, chiến tranh bùng nổ. Và cứ giả sử là không có một người dân nào
phản bội, bán mình cho nước ngoài. Vậy thì sự thể sẽ ra sao?
Từ trước tới nay, dân chúng như bầy cứu ngoan
ngoãn nghe theo chính phủ và họ cũng chẳng có điều gì phải phàn nàn về
chính phủ cả, nhưng khi bảo họ phải hi sinh tính mạng để bảo vệ đất nước
thì đừng tưởng rằng họ cũng sẽ một mực tuân theo. Tôi chắc rằng phần
lớn sẽ tìm cách thoái thác, tìm cách bỏ trốn. Tức là khi có việc đại sự
như lúc đất nước lâm nguy thì người dân chỉ biết lo cho sự an toàn của
bản thân, không có lòng yêu nước. Và như thế khó mà giữ được độc lập cho
đất nước.
0 comments:
Post a Comment