"Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm."
Nguyên tác tiếng Nhật
Người
ta thường nói: "Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không
tạo ra người đứng dưới người." Kể từ khi tạo hoá làm ra con người thì
tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như
nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.
Loài
người - chúa tể của muôn loài - bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân
tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân
mình. Nhờ thế mà thoả mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý
muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại. Con người
có thể sống yên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ý Trời, là niềm hi vọng
của Trời đối với con người. Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc
sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng
cách giữa người thông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người
nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.
Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.
Cuốn
sách dạy tu thân "Thực ngữ giáo" có câu: "Kẻ vô học là người không có
tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt." Câu nói trên cũng có thể
hiểu: Sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học
hay vô học mà thôi.
Trên
thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là
người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi
thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn
lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ,
giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử đụng nhiều nhân công... là
những người có địa vị cao, quan trọng. Và một khi đã là những người có
địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc
đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ
kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chảng qua là
do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được trời phú cho
đâu. Ngạn ngữ có câu: "Trời không ban cho con người phú quý. Chính con
người tạo ra giàu sang phú quý." Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quả hoạt
động, lao động của con người để ban thưởng.
Như
tôi đã đề cập: Ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu
nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ
trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con
người thấp hèn, nghèo khổ.
Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
0 comments:
Post a Comment