Khuyến học.Fukuzawa Yukichi
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
Người dịch: Phạm Hữu Lợi
PHẦN BỐN TRÁCH NHIỆM CỦA "NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NGƯỜI"
Nguyên tác tiếng Nhật
Nhà xuất bản Iwanami Bunko
Gần
đây, những người có học thức thường bàn riêng với nhau về tương lai
của Nhật Bản. Gặng hỏi mãi, người ta mới nói cho tôi hay về những gì họ
đương bàn luận. Đành rằng không ai biết trước được tương lai của nước ta
sẽ ra sao, và điều này cũng không dễ dàng mà dự đoán được. Liệu sau này
Nhật Bản giữ được nền độc lập hay không? Nỗi lo mất nước cứ canh cánh
trong lòng chúng ta. Nếu tình trạng như thế này mà cứ kéo dài thì cũng
không ai dám chắc là nước Nhật chúng ta có thể trở thành một quốc gia
văn minh giàu mạnh. Còn có giữ được độc lập hay không, chắc phải hai ba
mươi năm sau mới có được câu trả lời chính xác. Những người ngoại quốc -
vốn khinh miệt Nhật Bản - lại càng bán tín bán nghi, họ cho rằng Nhật
Bản làm sao mà giữ nổi độc lập.
Không
phải vì những lời bàn ra tán vào như vậy mà chúng ta quá bi quan. Nhưng
rõ ràng là chẳng ai tin Nhật Bản sẽ giữ vững được sự độc lập trước
phương Tây. Không phải bỗng dưng mà chúng ta bàn bạc, lo lắng cho vận
mệnh của đất nước, nếu tương lai xán lạn đang chờ đón chúng ta thì chúng
ta bàn tán để làm gì.
Nếu
có ai hỏi người Anh: "Này, liệu các ông có giữ được độc lập cho nước
Anh không?" thì người Anh chắc chắn sẽ cười vào mũi người đó mà không
thèm trả lời. Vì có ai dám nghi ngờ nước Anh, nước Anh mà không độc lập
thì còn nước nào độc lập?
Bây
giờ, hãy nhìn lại nước ta, trình độ văn minh của chúng ta ra sao? Cho
dù đã có tiến bộ nhưng vẫn chưa hết sự hoài nghi. Bản thân tôi, với tư
cách là người Nhật Bản, cũng cảm thấy không được an tâm về sự tiến bộ
này.
Chúng
ta là người Nhật, sinh ra và lớn lên ở đây. Đã vậy, mỗi người đều phải
tự giác và nỗ lực đối với bổn phận của mình. Điều hành đất nước đương
nhiên là công việc của chính phủ. Nhưng có nhiều lĩnh vực trong dân
sinh, chính phủ không thể biết và can thiệp hết được. Vì thế, để duy trì
nền độc lập của đất nước, thì chúng ta - những người dân - phải làm
trọn nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ của công dân trong một nước, và chính
phủ phải làm trọn trách nhiệm của mình, trách nhiệm của người điều hành
đất nước. Quốc dân chúng ta phải hợp tác với chính phủ thì mới mong
thành công trong việc phát triển quốc gia một cách toàn diện, đồng bộ.
Lực
có cân bằng thì mới duy trì được mọi vật. Điều đó cũng giống như duy
trì cơ thể con người. Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh thì mọi thứ như ăn
uống, không khí, ánh sáng đều phải đầy đủ. Có như vậy cơ thể mới tự đề
kháng, tự điều chỉnh trước mọi tác động đến từ bên ngoài như khi nóng,
khi lạnh, lúc đau, lúc ngứa. Còn nếu không bị kích thích, không quen
thích ứng với môi trường, chỉ trông cậy vào sức sống vốn có ở cơ thể thì
con người không thể duy trì sức khoẻ. Duy trì một đất nước cũng giống
như duy trì sức khoẻ của con người.
Nói
tới chính trị là nói tới hoạt động của quốc gia. Để giữ vững nền độc
lập, để vận hành quốc gia trơn tru, thì cần phải có đủ và cân bằng cả
hai yếu tố "trong" và "ngoài". "Trong" ở đây là khả năng điều hành đất
nước (làm chính trị) của chính phủ và "ngoài" ở đây tôi muốn nói tới sức
dân. Cứ tạm coi chính phủ là "sức sống vốn có" của quốc gia và sức dân
là "môi trường kích thích từ bên ngoài". Không có sự kích thích tức
không có sức dân mà chỉ trông cậy vào chính phủ thì độc lập dân tộc
không thể duy trì dù chỉ một ngày.
0 comments:
Post a Comment