Một trong những loại hình giải trí
rất phổ biến thời cổ đại. Không những phổ biến mà những “môn” này còn
khá đa dạng, đến từ nhiều các nền văn hóa từ các vùng miền khác nhau
trong các quãng thời gian lịch sử không giống nhau. Trong bài viết này
hãy cùng Genk nói về một số những loại hình trò chơi/thể thao đáng sợ
này….
Từ trước tới nay, các kì Olympic luôn được coi là cơ hội tranh tài
của các quốc gia cũng như một dịp để tinh thần thể thao gắn kết cả thế
giới lại. Những thế vận hội thể thao đã xuất hiện từ rất lâu đời với
mục đích cũng tương tự bây giờ. Tuy nhiên nếu nói chuyên sâu về các môn
thể thao thì có khá nhiều những khác biệt. Sự khác biệt lớn nhất đó là
thời nay các thế vận hội đã vắng bóng đi một vài môn thể thao/ trò chơi
“đẫm máu” – một trong những loại hình giải trí rất phổ biến thời cổ đại.
Không những phổ biến mà những “môn” này còn khá đa dạng, đến từ nhiều
các nền văn hóa từ các vùng miền khác nhau trong các quãng thời gian
lịch sử không giống nhau. Trong bài viết này hãy cùng Genk nói về một số
những loại hình trò chơi/thể thao đáng sợ này.
Môn Pitz từ nền văn hóa Maya
Pitz hay còn được gọi là trò chơi bóng hiến tế là trò chơi gắn liền
với văn minh Maya cổ xưa, đây được coi là một trong những môn thể thao
lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Trò chơi này xuất hiện trong
khoảng 2500 năm trước công nguyên. Có nhiều biến thể thể của trò chơi đã
tồn tại như việc thay đổi kích thước bóng và thứ dùng để đánh nó đi.
Tuy nhiên nguyên bản của trò chơi ban đầu khá giống với quần vợt hiện
đại. Nó thường được tổ chức trong trung tâm thành phố của người Maya,
được sử dụng như một tòa án trá hình để giết người.
Quả bóng được dùng trong trò chơi được làm từ cao su có đọ nảy cao,
thường ở trong sẽ rỗng nhưng cũng có vài trường hợp có hộp sọ người ở
trong và đươc quấn dây cao su ở ngoài. Hộp sọ ở đây có tính biểu trưng
cho tính sống chết của trò chơi. Bóng có thể có những kích cỡ khác nhau
và có loại nặng tới khoảng 4kg. Trên các bức tường của sân đấu trường có
3 đĩa tròn có lỗ bằng đá để làm cầu môn, cách mặt sân vài mét. Các cầu
thủ phải cố đưa bóng qua đĩa để chiến thắng. Người chơi phải giữ quả
bóng nảy mà không được dùng khuỷu tay, cẳng tay, hông và chày hay gậy để
chơi bóng. Nếu người chơi đánh bóng vào tường của bên đối phương thì
được tính điểm. Nếu người chơi để bóng chạm xuống đất quá 2 lần sẽ bị
trừ điểm. Sự đẫm máu của trò chơi nằm ở chỗ sau trận đấu đội thua sẽ bị
chém đầu. Nhưng trong một số trận đấu đôi khi thắng thua thì cầu thủ
cũng đều bị chém hết. Trong văn hóa của người Maya việc hiến tế là rất
quan trọng, họ coi đó như là nguồn linh khí để duy trì thịnh vượng quốc
gia. Hiện tại còn một số bức vẽ của người Maya còn tồn tại có miêu tả
lại nghi lễ hiến tế của các cầu thủ thua cuộc.
Harpastum của người Roma
Đây cũng là một trò chơi liên quan tới trái bóng và nó tới từ Rome,
biến thể của môt trò chơi cổ từ Hy Lạp có tên là Phaininda . Theo như
một số nguồn thông tin thì đây là môn thể thao yêu thích của vị hoàng đế
Julius Ceasar nổi tiếng. Trò chơi này có nhiều điểm tương đồng và được
coi là tiền thân của bóng bầu dục ngày nay, tuy nhiên nó cũng có chút
đặc điểm liên quan tới bóng đá (ghi bàn). Người chơi cũng được chia làm hai
đội , xuất phát từ các vạch giống như bóng bầu dục, tuy nhiên quả bóng
nhỏ hơn và mềm hơn so với trò chơi hiện đại. Tất cả các cầu thủ sẽ nhằm
mục đích ngăn đội đối thủ có bóng, cướp được bóng và làm bóng đi qua
vạch sân. Trò này không có quy định về cướp bóng và vật lộn nên nguy cơ
đối với người chơi là rất cao. Trong tài liệu cổ đã có ghi chép lại về
những chấn thương thường xảy ra như gãy chân, gãy tay. Không những thế,
nó còn được so sánh như một phương pháp thể dục thay thế chạy bộ, giúp
tập huấn để luyện thể lực trong quân đội. Thông thường trong quân đội La
Mã, chỉ những người mạnh mẽ khỏe mạnh nhất mới có thể tranh tài trong
môn thể thao “đầy sức mạnh” này. Hiện ay người ta còn tìm thấy bia mộ
của người La Mã có khắc hình ảnh một cậu bé cầm trái bóng Harpastum tại
thị trấn Sinj thuộc Croatia
Trò chơi đấu thuyền của người Ai Cập
Nền văn minh ở Ai Cập gần như phát triển sớm nhất thế giới và cùng
với đó họ cũng phát triển thể thao, các trò giải trí rất sớm. Cho dù ở
thời cổ đại, các môn thể thao phát triển ở vùng này đã có đầy đủ các quy
tắc, luật lệ và cả trọng tài để phân định thắng thua. Trò chơi được nói
tới ở đây là một trò chơi phổ biến ở vùng sông nước, thích hợp cho
người nghèo và tầng lớp ngư dân bên bờ sông Nile. Hình thức chơi và luật
lệ rất đơn giản, hai đội thuyền sẽ chèo vuông góc với nhau và những
người chơi trên hai chiếc thuyền sẽ sử dụng tay hoặc chân của mình để
đẩy, đập thuyền của đội bên kia. Họ sẽ làm thế nào để bên đối thủ mất
thăng bằng và cuối cùng lật xuống nước. Loại thuyền được sử dụng ở đây
thường làm bằng chất liệu nhẹ và có kích thước nhỏ. Theo các tư liệu ghi
chép thì môn thể thao này được coi là khốc liệt bởi mỗi một kì chơi
thường sẽ đều có người chết hoặc gặp thương tật. Tất nhiên họ đều là ngư
dân và khá quen thuộc với sông nước nhưng vấn đề là thứ họ phải đối mặt
không chỉ là dòng nước chảy xiết mà còn là những con vật hung dữ như cá
sấu, hà mã hay những loài khác sống dưới vùng nước. Chúng hoàn toàn có
thể xuất hiện ngay khi các “đấu thủ” bị lật thuyền còn đang loay hoay
tìm tới nơi an toàn. Ngoài ra kỹ năng bơi của người cổ đại cũng không
hẳn chuyên nghiệp như chúng ta bây giờ, họ thường chỉ biết đối phó theo
bản năng trước dòng sông mạnh mẽ. Đã không ít những trường hợp xấu đã
xảy ra, khủng khiếp nhất là cái chết còn nhẹ nhàng hơn là mất tay, chân …
Cho đến giờ có khá nhiều các bức khắc cổ của người Ai Cập còn lưu giữ
lại hình ảnh của môn thể thao này, những tư liệu cổ còn cho thấy có vẻ
như nó đôi khi còn được dùng như một biện pháp trong quá trình tranh
chấp lãnh thổ giữa các nhóm người.
Trò Buzkashi tới từ Thổ Nhĩ Kỳ
Trò chơi tới từ Thổ Nhĩ Kì này đã có lịch sử hơn 800 năm, phát triển từ khoảng thế kỉ 10 đến 15 và nó được coi là một trong những trò chơi nguy hiểm nhất thế giới. Cho đến nay Buzkashi vẫn tiếp tục được chơi nhưng chủ yếu chỉ ở khu vực Trung Á – nơi xuất xứ của môn này. Người chơi cưỡi ngựa vượt qua các đối thủ để giành lấy xác con dê đã bị chặt đầu, rồi tìm cách ném cái xác ấy vào “vòng công lý” – một vòng tròn được vẽ trên đất xoay quanh một cái trục gỗ, như khung thành trong môn bóng đá. Trò chơi đòi hỏi người chơi phải có sức dẻo dai và kỹ thuật tốt. Đây là một môn thể thao cực kì bạo lực, thường có khoảng 80 thành viên tham gia, kéo dài 4 tiếng. Chuyện đổ máu, chấn thương là không hề hiếm. Thỉnh thoảng một chú bê hay cừu cũng có thể được sử dụng thay dê.
Nguồn gốc trò chơi này xuất phát từ việc quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn xâm lược hàng loạt các nước Trung Á và theo đó đã cướp tài sản, giết người và gia súc ở khắp mọi nơi. Người dân ở các quốc gia bị chiếm đóng đã tụ hội lại và cướp lại những tài sản từ tay quân Mông Cổ – từ đó trò chơi xuất hiện như để kỉ niệm hành động đứng lên chống lại địch này. Hiện tại Afghanistan là một trong những quốc gia vẫn còn chơi trò này, tuy nhiên trong thời kì Taliban chiếm đóng nó đã biến thể khi cho phép đối thủ cầm cả roi để đánh các tay đua khác.
Theo Genk
0 comments:
Post a Comment