Ảnh minh họa: Internet
Mồ hôi không thực sự
có mùi nhưng nó sẽ trở nên khó ngửi nếu vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên,
có những người bị những căn bệnh nhất định buộc phải tránh xa các công
cụ khử mùi, do đó có những cách khác mà bạn có thể cân nhắc để trị mùi
khó ngửi cho cơ thể.
1. Tiêm botox
Ít đổ mồ hôi sẽ dẫn tới cơ thể ít có mùi hơn vì thiếu độ ẩm để vi khuẩn phát triển. Nếu tất cả công cụ kháng khuẩn, kháng mùi đều vô tác dụng với bạn, bạn có thể thử nghiệm tiêm botox vào vùng nách hoặc trên lòng bàn tay.
Phương pháp này tạm thời ngăn các hóa chất kích hoạt tuyến mồ hôi của cơ thể, giúp bạn ít đổ mồ hôi đến 87% lần so với trước, có tác dụng khỏang bốn tháng.
2. Thay đổi chế độ ăn
Thực phẩm và gia vị có mùi nặng như tỏi, hành và cà ri có thể làm hơi thở hôi, thậm chí có thể tỏa mùi qua lỗ chân lông hàng giờ sau khi ăn.
Nếu không ăn những loại này nhưng vẫn bị mùi, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu bạc hà trên lưỡi. Dầu này có thể bài tiết qua các tuyến dầu, giúp cải thiện mùi cơ thể.
3. Giảm căng thẳng
Khi hoạt động nhiều hoặc quá nóng, tuyến mồ hôi sẽ sản xuất chất lỏng tiết ra để giảm nhiệt độ cơ thể. Nhưng cảm xúc căng thẳng sẽ kích thích những tuyến apocrine hầu hết ở dưới cánh tay và vùng kín tiết ra chất lỏng trắng đục. Chất dịch này là nước cùng với lipid là môi trường cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
4. Mặc vải thoáng
Những chất liệu tự nhiên như vải bông, lụa, dạ thoáng hơn các chất liệu nhân tạo như rayon. Nếu tập thể dục nên tìm các chất liệu hút ẩm.
5. Cạo vùng nách
Nhiều nam giới thích để vùng này tự nhiên nhưng đây là nơi vi khuẩn ưa thích vì ấm và ẩm, lông nách cũng khiến dầu và chất bẩn tích tụ tạo ra mùi.
6. Dùng giấm táo
Acid như loại tìm thấy trong giấm táo hoặc nước chanh sẽ ngăn vi khuẩn phát triển. Nhưng bạn chỉ nên dùng chúng dè sẻn vì giấm táo và chanh có thể tác động tới tất cả loại vi khuẩn trên da, gây kích ứng da.
Bạn có thể thoa giấm hoặc chanh bằng cách nhỏ vài giọt trên bông hoặc nhỏ vào nước tắm, tránh những vùng da bị thương. Dầu tràm trà cũng có tác dụng kháng khuẩn.
7. Sử dụng thảo dược
Xô thơm có thể chống mùi hôi miệng, dầu hương thảo cũng có tác dụng kháng khuẩn và làm thơm miệng.
1. Tiêm botox
Ít đổ mồ hôi sẽ dẫn tới cơ thể ít có mùi hơn vì thiếu độ ẩm để vi khuẩn phát triển. Nếu tất cả công cụ kháng khuẩn, kháng mùi đều vô tác dụng với bạn, bạn có thể thử nghiệm tiêm botox vào vùng nách hoặc trên lòng bàn tay.
Phương pháp này tạm thời ngăn các hóa chất kích hoạt tuyến mồ hôi của cơ thể, giúp bạn ít đổ mồ hôi đến 87% lần so với trước, có tác dụng khỏang bốn tháng.
2. Thay đổi chế độ ăn
Thực phẩm và gia vị có mùi nặng như tỏi, hành và cà ri có thể làm hơi thở hôi, thậm chí có thể tỏa mùi qua lỗ chân lông hàng giờ sau khi ăn.
Nếu không ăn những loại này nhưng vẫn bị mùi, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu bạc hà trên lưỡi. Dầu này có thể bài tiết qua các tuyến dầu, giúp cải thiện mùi cơ thể.
3. Giảm căng thẳng
Khi hoạt động nhiều hoặc quá nóng, tuyến mồ hôi sẽ sản xuất chất lỏng tiết ra để giảm nhiệt độ cơ thể. Nhưng cảm xúc căng thẳng sẽ kích thích những tuyến apocrine hầu hết ở dưới cánh tay và vùng kín tiết ra chất lỏng trắng đục. Chất dịch này là nước cùng với lipid là môi trường cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
4. Mặc vải thoáng
Những chất liệu tự nhiên như vải bông, lụa, dạ thoáng hơn các chất liệu nhân tạo như rayon. Nếu tập thể dục nên tìm các chất liệu hút ẩm.
5. Cạo vùng nách
Nhiều nam giới thích để vùng này tự nhiên nhưng đây là nơi vi khuẩn ưa thích vì ấm và ẩm, lông nách cũng khiến dầu và chất bẩn tích tụ tạo ra mùi.
6. Dùng giấm táo
Acid như loại tìm thấy trong giấm táo hoặc nước chanh sẽ ngăn vi khuẩn phát triển. Nhưng bạn chỉ nên dùng chúng dè sẻn vì giấm táo và chanh có thể tác động tới tất cả loại vi khuẩn trên da, gây kích ứng da.
Bạn có thể thoa giấm hoặc chanh bằng cách nhỏ vài giọt trên bông hoặc nhỏ vào nước tắm, tránh những vùng da bị thương. Dầu tràm trà cũng có tác dụng kháng khuẩn.
7. Sử dụng thảo dược
Xô thơm có thể chống mùi hôi miệng, dầu hương thảo cũng có tác dụng kháng khuẩn và làm thơm miệng.
Theo PLO/khoe360.tienphong.vn
0 comments:
Post a Comment