Tản địa - Khu vực xảy ra tác chiến trong nội địa của bản quốc, được gọi
bằng tản địa. Tại sao gọi là tản địa? Tào Tháo bảo: Vì quân sĩ quyến
luyến quê hương, đường sá tương đối gần, con người dễ tan tác mất mát.
Tôn Vũ cho rằng ''tản địa thì đừng đánh''. Hà cớ gì tản địa lại dừng
đánh? Kẻ địch dám xâm phạm, chứng tỏ chúng có ưu thế, quân phòng thủ ở
vào cái thế tương đối yếu cho nên tránh việc vội vàng tác chiến, chỉ nên
dùng phương cách phòng thủ, tiêu diệt dần sinh lực địch, đợi thời cơ có
lợi sẽ quyết chiến với kẻ thù. Do vậy, Tôn Vũ lại nhấn mạnh: quân sĩ
đóng nơi tản địa, điều quan trọng là họ phái có ý chí chiến đấu thống
nhất, lòng người son sắt. ''Không tảc chiến'' không có nghĩa không đánh.
Ý nói không dùng thế công mà chủ yếu dùng phương cách phòng thủ.
Khinh
địa - Khu vực tác chiến tung thâm gần đất nước của kẻ thù được gọi bằng
khinh địa. Tiến vào đất nước của kẻ thù chưa sâu, tương đối gần đất
nước mình, đường giao thông của tuyến sau không dài, dễ vận chuyển lương
thực và vũ khí. Nhưng đã tiến sâu vào nội địa của kẻ thù, khó tránh
khỏi sự chống trả của đối phương, cho nên quân sĩ đóng ở vùng khinh địa
phải bảo vệ chặt trận địa của bên mình. Tôn Vũ bảo: “Khinh địa thì không
ngừng hoạt động''. Phàm quân đội đã tiến vào đất nước của kẻ thù thì
nhất thiết phải dựa vào ưu thế quân sự của mình mà đánh vào mặt yếu của
đối phương. Thành ra, lúc mới tác chiến phải chủ động phát huy ưu thế
tấn công, không được án binh bất động. Phải ra sức tiến sâu vào đất nước
của đối phương, tiêu diệt kẻ thù trước khi chúng nghĩ ra cách phòng thủ
mới nhằm đạt được mục đích chiến đấu.
Tranh địa - Là khu vực
quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự. Tôn Vũ nhận định, bên nào
có được tranh địa thì bên đó có lợi thế. Thành ra tranh địa là mục tiêu
tranh giành của đôi bên. Tác chiến trong vùng tranh địa phải chú ý mấy
phương diện sau đây:
- Một là: vùng đất quan trọng nhưng trống
vắng. Sự tranh chấp của đôi bên (về nó) chưa phân thắng bại. Mấu chốt
của sự thắng bại lúc này là ở cự ly gần xa của đôi bên đối với vùng đất
đó, tình trạng đường giao thông qua lại ở đấy và dụng cụ làm đường của
bộ đội. Trước tình hình ấy, bộ đội trước hết nên nhanh chóng hành quân
tới con đường mà kẻ địch sẽ ngăn chặn đường tiến quân của đối phương
nhằm bảo đảm cho bộ đội chủ lực chiếm lĩnh được địa hình.
- Hai
là: kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó, nhưng chưa ở thế vững vàng. Nếu
bên ta lúc này có ưu thế về binh lực, nên lập tức dùng phương pháp tấn
công. (Ngày nay gọi là đánh vào nơi địch tạm trú quân, chưa ổn định)
-
Ba là, kẻ địch đã chiếm được vùng đất đó và có đông quân cố thủ. Trong
trường hợp này, không nên công khai tấn công. Có thể điều một ít lực
lượng tinh nhuệ, gấp rút đánh thọc vào sau lưng địch, tiến sâu vào hậu
phương của chúng, phá hoại đường giao thông, quấy rối kẻ thù.
-
Bốn là, bên ta đã chiếm được vùng đất quan trọng đó, nhưng kẻ địch có ưu
thế tuyệt đối về binh lực và vũ khí, bên ta khó giữ nổi thì đành bỏ mặc
vùng đất đó cho kẻ địch chiếm giữ, thừa cơ phân tán binh lực của chúng.
Giao
địa - Vùng đất nằm ở giao điểm của hai trục đường ngang dọc. Ở vùng đất
này, quân ta có thể đi qua, kẻ địch cũng có thể lại đến. Tôn Vũ nhận
định: ''Giao địa thì vô tuyệt''. Về hàm nghĩa của câu này, sách ''Mười
nhà chú thích Tôn Tử'' đều có những cách giải thích khác nhau. Chữ
''tuyệt'' ở đây nên hiểu là đoạn tuyệt, tựa như lời nói đầu về vấn đề
hành quân mà người chỉ huy phải ghi nhớ. Bởi là tụ điểm giao thông, dễ
bị kẻ địch cắt đứt. Cho nên, Tôn Vũ mới nhắc nhở ''bên ta phải cẩn thận
bảo vệ nó'', nhấn mạnh khi tác chiến ở vùng đất này, quân đội phải tăng
cường việc phòng thủ.
Cù địa - Khu vực ranh giới giữa nhiều nước
với hệ thống giao thông phát triển. Với khu vực này, một nước nào tấn
công, thường thường ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Hoặc giả, có thể
lợi dụng được quốc gia khác. Bởi vậy phải tìm cách tranh thủ các quốc
gia khác, tăng cường thực lực bên mình. Tôn Vũ nêu bật công việc kết
thân với các chư hầu, không phải chỉ tiến hành khi chiến tranh nguy cấp.
Điều chủ yếu là phải có chính sách láng giềng hữu hảo lúc thời bình,
bang giao gắn bó.
Trọng địa - Khu vực nằm sâu trong nội địa của
kẻ thù, rời xa thành phố và ấp trại của bên ta, được gọi bằng trọng địa.
Tôn Vũ quan niệm: trong việc tác chiến, ''trọng địa thì giành lấy'',
''trọng địa giúp bên ta vận chuyển đều đặn lương thực'' (thiên cửu địa).
Quân đội tiến sâu vào khu tung thâm của địch, đường giao thông giữa hậu
phương và mặt trận kéo dài ra, còn luôn bị kẻ thù đánh phá, thường xảy
ra tình trạng giao thông gián đoạn. Thành thử có một số vật tư chiến
tranh, nhất là lương thực, cần phải cướp tại chỗ để bảo đảm cho cuộc
sống của quân đội ta, là hiện tượng bình thường.
Tỵ địa - Khu vực
núi non hiểm trở và ao hồ được gọi là tỵ địa. Đặc điểm của tỵ địa là đi
lại khó khăn. Vì thế nhắc nhở ''tỵ địa thì bước qua'', nghĩa là quân sĩ
khi tác chiến ở khu vực này cần nhanh chóng xa rời nó, không nên ở lại
lâu.
Vi địa - Đường tiến chật hẹp, đường thoái xa xăm, khu vực
tác chiến này được gọi là vi địa. Tôn Vũ cảnh báo: ''vi địa thì phải tìm
mưu kế''; Quân đội hoạt đông trong khu vực vi địa phải nghĩ ra mưu kế
để vừa có thể tiến, vừa có thể thoái, đồng thời còn phải đánh lừa kẻ
địch, chờ lúc chúng chểnh mảng, đột nhiên tấn công. Tôn Vũ còn bảo:
''Với vi địa, bên ta cần đóng cửa phòng thủ'' (thiên cửu địa). Câu này ý
chỉ trong trường hợp bên ta bị bao vây, cần chủ động lấp cửa phòng thủ,
nhằm tránh việc kẻ thù dùng mẹo ''ba vây một đóng'' để làm lung lay
quyết tâm cố thủ trận địa của tướng sĩ. Ngược lại khi kẻ thù vướng, mắc
trong vòng vây nên dùng mưu lược, thực hiện chiến thuật tấn công bằng
tâm lý, vận dụng các phương cách làm tan rã đội ngũ, gọi hàng và công
phá, nhằm thực hiện mục đích của việc chiến đấu.
Tử địa - Khu vực
không có lối thoát gọi là tử địa. Tác chiến trong khu vực tử địa nếu
tham sống sợ chết thì bỏ mạng là cái chắc. Chiến đấu dũng cảm sẽ được
tồn tại. Do đó, ở trong vùng “tử địa”, phải ra sức chiến đấu, trong cái
chết mưu cầu sự sống. Khi quân sĩ rơi vào vùng tử địa, tướng lĩnh phải
thể hiện trước ba quân lòng cảm tử, khiến toàn thể quân sĩ quyết giành
lấy sự sống trong vùng tử địa.
Việc tìm phương cách tác chiến
thích hợp với địa hình là nguyên tắc tác chiến cơ bản của bộ binh. Thời
xưa chưa có các quân chủng hiện đại như không quân và hải quân. Mọi cuộc
chiến tranh đều diễn ra trên mặt đất, dẫu là trong chiến tranh hiện
đại, không quân và hải quân cũng phải nghĩ đến sự ảnh hưởng của cơ cấu
lục quân đối với mình. Vì vậy, việc tìm phương cách tác chiến thích hợp
với địa hình vẫn là điều cực kỳ quan trọng đối với chiến tranh hiện đại.
0 comments:
Post a Comment