Tôn Tử viết :
-
Phàm dụng binh chi pháp …ý quên … phép dùng binh thường, tướng soái
nhận lệnh vua, trưng tập dân chúng, tổ chức quân đội, sau mới bày trận
đối địch. Trong quá trình đó, khó nhất là quân tranh, nghĩa là giành lấy
lợi thế. Cái khó nhất của việc này là phải biến đường vòng thành đường
thẳng, biến bất lợi thành có lợi. Tuy đi đường vòng nhưng lấy cái lợi
nhỏ dụ địch thì mới có thể xuất phát sau mà tới được trước yếu địa cần
tranh, thế là hiểu được phương pháp biến cong thành thẳng.
- Quân
tranh vừa có cái lợi, vừa có nguy hiểm. Nếu đem toàn quân có trang bị
nặng nề đi tranh thì không thể đạt được dự định, nếu bỏ lại trang bị
nặng thì trang bị nặng sẽ tổn thất. Vì thế, cuốn giáp tiến gấp, ngày đêm
không nghỉ để đi trăm dặm tranh lợi thì tướng lĩnh ba quân có thể bị
bắt, lính khỏe tới trước, yếu tới sau. Cuối cùng chỉ có một phần mười
binh lực đến trước. Đi năm mươi dặm tranh lợi, tướng lĩnh tiền quân sẽ
bị chặn, chỉ có một nửa binh lực tới trước. Đi ba mươi dặm tranh lợi,
chỉ có hai phần ba binh lực tới trước. Quân đội không có trang bị nặng
ắt thua, không có lương thảo ắt chết, không có vật tư ắt khó sống.
-
Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu, không thể tính việc kết giao
; chưa thông địa hình sông núi, đầm hồ, không thể hành quân ; không
dùng người dẫn đường không thể chiếm địa lợi. Dùng binh đánh trận phải
dựa vào biến hóa gian trá mới mong thành công, phải căn cứ vào chỗ có
lợi hay không mà hành động, tùy sự phân tán hay tập trung binh lực mà
thay đổi chiến thuật. Quân đội hành động thần tốc thì nhanh như gió
cuốn, hành động chậm rãi thì lừng khừng như rừng rậm, khi tấn công thì
như lửa cháy, khi phòng thủ thì như núi đá, khi ẩn mình thì như bóng
tối, khi xung phong thì như sấm sét. Chiếm được làng xã phải phân binh
đoạt lấy, mở rộng lãnh thổ, phải phân binh trấn giữ ; cân nhắc lợi hại
được mất rồi mới tùy cơ hành động. Trước hết phải rõ phương pháp biến
cong thành thẳng để giành thắng lợi, ấy là nguyên tắc hành quân.
-
Quân Chính viết : “Ngôn bất tương văn, cố vi kim cổ, thị bất tương
kiến, cố vi tinh kỳ” có nghĩa là “khi tác chiến mà dùng lời nói chỉ huy e
quân nghe không được, phải cần đến chiêng trống ; dùng động tác e quân
không nhìn thấy, phải cần đến cờ lệnh. Chiêng trống, cờ lệnh dùng để
thống nhất hành động của toàn quân. Toàn quân đã hành động nhất nhất thì
người lính dũng cảm không thể tiến một mình, người lính nhút nhát cũng
không thể lùi một mình, đó là phương pháp chỉ huy toàn thể đội hình tác
chiến”.
- Đối với quân địch, có thể làm tan nhuệ khí của chúng ;
đối với tướng địch, có thể làm dao động quyết tâm của họ. Sĩ khí của
quân đội lúc mới giao chiến thì hăng hái, sau một thời gian dần dần suy
giảm, cuối cùng tiêu tan. Người giỏi dùng binh phải tránh nhuệ khí hăng
hái của địch cho đến khi nhuệ khí đó của chúng bị tiêu tan giảm sút thì
đánh, đó là cách nắm chắc sĩ khí quân đội. Lấy sự nghiêm chỉnh của quân
ta đối phó với sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự bình tĩnh của quân ta
đối phó với sự hoang mang của quân địch, đó là cách nắm chắc tâm lý quân
đội. Lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt (dĩ dật đãi lao), lấy no chờ đói,
đó là cách nắm chắc sức chiến đấu của quân đội. Không đi chặn đánh quân
địch đang có hàng ngũ chỉnh tề, không đánh kẻ địch có thế trận và lực
lượng hùng mạnh, đó là cách nắm vững biến hóa chuyển động.
-
Nguyên tắc dùng binh là : địch chiếm núi cao thì không đánh lên, địch
dựa vào gò đống thì không nên đánh chính diện, địch vờ thua chạy thì
không nên đuổi theo, quân địch tinh nhuệ thì chưa nên đánh vội, địch cho
quân ta nhử mồi thì mặc kệ chúng, địch rút về nước thì không nên chặn
đường, bao vây quân địch nên chừa một lối thoát cho chúng, địch cùng
khốn thì không nên quá bức bách chúng. Phép dùng binh là như thế.
0 comments:
Post a Comment