Không
dễ dàng gì mà trong thế “muôn nhà đua tiếng” của các võ phái Trung
Nguyên thời xưa, Thiếu Lâm lại giữ được vị thế Thái Sơn Bắc đẩu. Đó là
một hệ thống phong phú, hợp nhất tinh túy của võ học Trung Quốc trong
lịch sử.
Theo các bộ quyền phả còn
lưu giữ được, Thiếu Lâm kungfu gồm tất cả 708 bộ, trong đó những kungfu
liên quan đến chưởng thuật và vũ khí chiếm 552 bộ, còn lại là các công
pháp: 72 tuyệt kỹ, cầm nã pháp, cách đấu pháp, tá cốt, điểm huyệt, khí
công… hiện tồn hơn 200 bộ.
Yếu chỉ công phu Thiếu
Lâm là thiền - võ hợp nhất. Hòa thượng Thích Diên Võ, truyền nhân chính
tông của Thiếu Lâm võ phái hiện nay chia sẻ: “Qua quá trình tích lũy hơn
ngàn năm, yếu tố “võ” và “thiền” trong công phu Thiếu Lâm đã kết hợp
nhuần nhuyễn, phần võ được dung hòa vào tham thiền. Đây là điểm khác
biệt giữa công phu Thiếu Lâm và võ thuật của các phái hệ khác".
Điều đó hẳn nhiên lí giải
vì sao những công phu thượng thừa của Thiếu Lâm gắn với các truyền
thuyết Phật giáo, đặc biệt là những tuyệt kĩ gắn với tên tuổi đã trở nên
lừng danh: Thập bát La Hán.
Thập bát La Hán: Từ truyền thuyết nhà Phật đến Đạt Ma viện
Thập bát La Hán: Từ truyền thuyết nhà Phật đến Đạt Ma viện
Thập bát La Hán là 18 vị A
La Hán trong truyền thuyết nhà Phật, không về Tây Thiên mà ở lại thế
gian để hộ trì chính pháp. Các La Hán này vốn dĩ chỉ có 16 người, là
những nhân vật có thật trong lịch sử, đệ tử của Phật Thích Ca. Đến cuối
đời Đường, người ta thêm vào 2 vị Tôn giả, từ đó mà thành 18 vị.
Sự ra đời danh xưng Thập
bát La Hán gắn với nhiều huyền thoại và tranh luận, nhưng một cách đơn
giản nhất, nó trùng hợp với văn hóa tâm linh Trung Hoa nói riêng và
phương Đông nói chung, coi 18 - bội số của 9, là con số đẹp và linh
thiêng.
Đó là trong truyền thuyết
nhà Phật. Còn ở Thiếu Lâm tự, Thập bát La Hán là 18 đệ nhất cao thủ của
Đạt Ma viện, được đứng vào hàng ngũ này là sự thừa nhận cao nhất đối
với công phu môn phái. Phan Quốc Tĩnh, tức Thích Diên Võ đại sư nhắc đến
ở trên, chính là một trong Thập bát La Hán của Thiếu Lâm Đạt Ma viện,
và là nhân vật đại biểu cho Thiếu Lâm kungfu ở Trung Quốc cũng như
truyền bá ra thế giới hiện nay.
Xét trên phương diện võ
học, Thập bát La Hán ghi dấu ấn ở 2 cấp độ: kungfu cá nhân (Thập bát La
Hán thủ, La Hán quyền và La Hán công) và trận pháp (Thập bát La Hán
trận).
Thập bát La Hán thủ và La Hán quyền
đời Lương, Đạt Ma sư tổ hành cước phương Nam, trú lại Thiếu Lâm tự, thấy tăng chúng yếu mệt rệu rã, Ngài phán: “Phật pháp tuy ở ngoài thân xác, nhưng muốn đạt được chân tu, trước hết thân xác phải khỏe mạnh, sau đó linh hồn mới dễ ngộ đạo". Ngài bèn dạy cho chúng đệ tử các thuật luyện công, trong đó có 18 phép luyện tập cường gân tráng cốt, gọi là Thập bát La Hán thủ - thủ pháp khai tông mà Đạt Ma truyền lại.
Đến khi Đạt Ma viên tịch,
tăng đồ xiêu tán, sự truyền thừa cũng chẳng còn trọn vẹn, những bí kíp
Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh đều nhuốm màu truyền thuyết, nhưng Thập bát
La Hán thủ thì vẫn còn là bài tập nội môn của đệ tử Thiếu Lâm.
Nói một cách đơn giản, Thập bát La Hán thủ là 18 thế tập, đúng hơn là 18 bước luyện tập, mô phỏng tư thế của 18 La Hán. Đáp lại những lời chê công pháp này quá giản đơn, ai cũng có thể học, người luyện võ thượng thừa đều hiểu rằng, tinh hoa nhiều khi không nằm trong câu chữ cầu kỳ phức tạp, mà ở khả năng của người học lĩnh hội thâm ý bên trong.
Nói một cách đơn giản, Thập bát La Hán thủ là 18 thế tập, đúng hơn là 18 bước luyện tập, mô phỏng tư thế của 18 La Hán. Đáp lại những lời chê công pháp này quá giản đơn, ai cũng có thể học, người luyện võ thượng thừa đều hiểu rằng, tinh hoa nhiều khi không nằm trong câu chữ cầu kỳ phức tạp, mà ở khả năng của người học lĩnh hội thâm ý bên trong.
Tuy nhiên, Thập bát La
Hán thủ có phải là nguồn gốc Thập bát La Hán quyền, và có phải là bài La
Hán quyền mà chúng ta từng nghe biết đến hiện nay hay không?
Qua những tài liệu hiện có, chắc chắn tồn tại ít nhất một bài quyền Thập bát La Hán trong lịch sử. Tuy vậy, nguồn gốc của nó thì còn nhiều tranh cãi.
Qua những tài liệu hiện có, chắc chắn tồn tại ít nhất một bài quyền Thập bát La Hán trong lịch sử. Tuy vậy, nguồn gốc của nó thì còn nhiều tranh cãi.
Truyền thuyết có nhắc về
một nhân vật là Giác Viễn thượng nhân, một thiền sư của Thiếu Lâm Tung
Sơn, người đã dựa trên nền tảng Thập bát La Hán thủ để tạo ra Thất thập
nhị huyền môn (72 kungfu bí truyền) làm nền tảng cho Thiếu Lâm quyền sau
này, sau đó truyền lại cho Bạch Ngọc Phong. Bạch Ngọc Phong đã kết hợp
với Ngũ cầm hí và Bát đoạn cẩm khai triển thành Ngũ hình quyền. Tuy
nhiên, lai lịch của 2 nhân vật này còn nhiều bí ẩn.
Có tài liệu chép rằng
Giác Viễn sống vào đầu đời Minh, tức là thời kỳ huy hoàng của Thiếu Lâm
kungfu, nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông là người đời Tống – thời kỳ
phát triển rực rỡ của quyền thuật Thiếu Lâm, với sự ra đời của Thiếu Lâm
Thái Tổ Trường quyền.
Hiện nay, trong hệ thống quyền pháp Thiếu Lâm Tung Sơn có tồn tại một hệ thống La Hán quyền, nhưng không có bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Trong khi đó, những năm 60 của thế kỷ trước, ở Sài Gòn, Việt Nam lại lưu truyền một bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Đó là bài quyền do Thiện Tâm thiền sư Đoàn Tâm Ảnh nước ta sáng tạo ra, và chưa nạp vào danh sách của Thiếu Lâm Trung Quốc.
Thập bát La Hán công
Hiện nay, trong hệ thống quyền pháp Thiếu Lâm Tung Sơn có tồn tại một hệ thống La Hán quyền, nhưng không có bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Trong khi đó, những năm 60 của thế kỷ trước, ở Sài Gòn, Việt Nam lại lưu truyền một bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Đó là bài quyền do Thiện Tâm thiền sư Đoàn Tâm Ảnh nước ta sáng tạo ra, và chưa nạp vào danh sách của Thiếu Lâm Trung Quốc.
Thập bát La Hán công
Thập bát La Hán công là
một trong những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, nâng được ngàn cân, phá tan gạch
đá. Bí quyết của tuyệt kỹ này nằm ở “khí”, tức nội công, nhân tố hết
sức cơ bản và có vẻ đơn giản, nhưng lại là nền tảng của võ công, và là
niềm kiêu hãnh của các danh môn chính phái.
Cho đến nay, các bài
luyện nội công vẫn là phần cơ bản được chú trọng nhất ở Thiếu Lâm. Khi
luyện tập phải chuẩn bị một dây lưng, thắt vừa luồn được 3 ngón tay,
không chặt hơn, cũng không được lỏng hơn.
Luyện công về lý thuyết
chỉ gồm 3 kỹ năng cơ bản: đỉnh khí, phôn khí và thôn khí. Kỹ năng thứ
nhất, đỉnh khí, hít sâu, rồi dùng lực toàn thân đẩy khí lên huyệt bách
hội trên đỉnh đầu. Kỹ năng thứ 2, phôn khí, hít sâu, rồi đẩy khí từ bụng
thoát ra ngoài qua đường mũi. Thực hiện bước này, cơ bắp toàn thân đều
vận động, khí huyết ngập tràn cơ thể, thần lực ngưng kết. Kỹ năng thứ 3,
thôn khí, nuốt khí từng ngụm như cách nuốt thức ăn, khí hạ đan điền,
nén chùng khí huyết, vận khí bằng ý niệm, chứ không dùng lực. Trong 3
chiêu, chiêu thứ 3 không những ngược với 2 chiêu trước, mà còn đòi hỏi
sự tập trung tinh lực cao độ nhất.
Ba kỹ năng nghe tưởng rất đơn giản, nhưng để hoàn thành những bài tập này, đệ tử Thiếu Lâm thường mất không dưới vài năm! Cũng không đơn giản là đứng một chỗ tập hít thở, các kỹ năng này đều được vận dụng trong những bài tập thực tế rất nặng, thậm chí nguy hiểm, đặc biệt trong Thất thập nhị huyền công. Những kungfu thiết đầu công, thiết tí công, thiên cân trụy… với mãnh lực và sức bền đáng kinh ngạc mà chúng ta còn được thấy qua các màn biểu diễn tại Thiếu Lâm Tung Sơn đều là kết quả của một nền tảng nội công thâm hậu.
Ba kỹ năng nghe tưởng rất đơn giản, nhưng để hoàn thành những bài tập này, đệ tử Thiếu Lâm thường mất không dưới vài năm! Cũng không đơn giản là đứng một chỗ tập hít thở, các kỹ năng này đều được vận dụng trong những bài tập thực tế rất nặng, thậm chí nguy hiểm, đặc biệt trong Thất thập nhị huyền công. Những kungfu thiết đầu công, thiết tí công, thiên cân trụy… với mãnh lực và sức bền đáng kinh ngạc mà chúng ta còn được thấy qua các màn biểu diễn tại Thiếu Lâm Tung Sơn đều là kết quả của một nền tảng nội công thâm hậu.
0 comments:
Post a Comment