Phái võ Nhất Nam là một môn phái võ có tính qui mô và tính tổ chức cao. Hệ thống môn công đồ sộ , toàn diện: quyền , binh khí, công phu luyện nội , ngoại …
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các môn võ , bài võ cổ đã lưu truyền ẩn hiện trong dân gian, trong các dòng họ trau dồi , sáng tạo , giao lưu tiếp thụ những tinh hoa của các môn võ của các dân tộc khác mà hình thành nên những đặc điểm riêng biệt phù hợp với thể tạng và tầm vóc của người Việt Nam.
Phái Nhất Nam đưa ra các bài tập đặc thù có tính liên tục trong các đòn thế chuyên để luyện các môn công như: tay xà, tay trảo, tay đao, tay quyền… hoặc đặc dị hơn là các bài “ Ma quyền “ , “ Ảo quyền “ , “ Hoa quyền “ … về binh khí có 9 bài kiếm, 9 bài côn, 5 bài rìu… ngoài ra còn có một môn binh khí độc đáo nữa là “ nhung thuật ” chuyên dĩ nhu chế cương, sử dụng giải lụa 2 đầu có vật nặng để chiến đấu ; vừa có sự mềm mại uyển chuyển trói bắt binh khí dối phương, vừa có thể công phá mục tiêu với sức khó có binh khí nào đạt tới được.
Đồng thời với việc học tập và rèn luyện quyền cước , binh khí, công phu nội , ngoại… người học võ Nhất Nam cũng được học tập cả Tâm pháp ; nó là nhưng đúc kết kinh nghiệm xương máu trong chiến đấu , tập luyện và đối nhân xử thế, với nguyên tắc :
– Học lấy tinh không cần nhiều
– Hiểu cần nhiều nhưng luyện ít
– Học lõi không học vỏ, học vỏ để chứa lõi
– Giác đầu thành tay, thành chân
– Cần chí hơn lý ở đầu
Dù công hay thủ người luyện võ không được coi nhẹ môn công nào, từ bộ tay, bộ chân, thân pháp, tấn pháp, thủ pháp, công pháp đến kỹ thuật hoá giải, biến hoá chiêu thức… một thê chứa trăm vạn thế, trăm vạn thế thu vào một thế; dùng tĩnh chế động, dùng động chế tĩnh ; địch không động ta không động, địch động ta động trước, đòn đi sau nhưng đến trước ; dùng ít sức nhưng vẫn đạt hiệu quả cao…
Trong phái Nhất Nam mỗi một đòn thế đều được phân tích kỹ lưỡng để hiểu được sự hay dở, của mỗi đòn thế; trường hợp nào , khoảng cách nào thì đem lại hiệu qủa cao nhất, khi tấn công mà bị phản công thì phòng thủ ra sao… Do đó việc dạy và luyện võ của phái Nhất Nam trên tinh thần :
– Dạy chí trước môn công
– Dạy ý trước tay chân
– Dạy chế công lấy công làm gốc
– Dạy chế thủ lấy thủ làm gốc
– Biết chế chống công, biết công được chế
Trong giao đấu cũng như trong cuộc sống thường nhật kẻ luyện võ cần có những nguyên tắc, lý tưởng để chỉ đạo tư tưởng và hành động ; người luyện võ cần hiểu được Đạo của tự nhiên, trào lưu của xã hội, tâm sinh lý con người như vậy mới có thể đưa ra phương châm sử lý đúng đắn trong mọi tình huống.
“ Khéo thua không bị chết
Giỏi đánh không sợ thua
Giỏi bày trận không cần đánh
Giỏi cầm quyền không cần bày trận
Hiểu đạo không cần dụng binh .”
Nguồn internet
0 comments:
Post a Comment