1.
Hết thảy các vị thuốc dùng để trị bệnh cho dù là Trung y hay là Tây y
đều chỉ là trị phần ngọn, không trị tận gốc. Tại vì hết thảy bệnh tật
đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sai lầm mà sản sinh ra hậu quả sai
lầm. Nguyên nhân sai lầm mà không trừ dứt, thì hậu quả sẽ không thể bỏ
tận gốc. Nguồn gốc căn bản của sức khỏe là tại tâm. Hết thảy pháp từ tâm
sinh ra. Tâm tịnh thân sẽ tịnh. Vì thế khi bị bệnh rồi, không được
hướng ngoại cầu, phải dựa vào hệ thống phục hồi của bản thân để chữa trị
bệnh của chính mình. Kỳ thực con người và động vật là giống nhau, bệnh
của động vật đều là tự dựa vào bản thân mà tự hồi phục, và con người
cũng có khả năng đó.
2.
Quan niệm đúng đắn có tác dụng giúp người bệnh tiêu trừ bệnh tật tốt
hơn nhiều so với sử dụng biệt dược đắt đỏ và phẫu thuật. Có được quan
niệm đúng đắn, bạn sẽ có quyết định đúng đắn, bạn sẽ có hành vi đúng
đắn, và bạn sẽ có thể phòng ngừa rất nhiều bệnh tật phát sinh. 1. Hết
thảy các vị thuốc dùng để trị bệnh cho dù là Trung y hay là Tây y đều
chỉ là trị phần ngọn, không trị tận gốc. Tại vì hết thảy bệnh tật đều
bắt nguồn từ những nguyên nhân sai lầm mà sản sinh ra hậu quả sai lầm.
Nguyên nhân sai lầm mà không trừ dứt, thì hậu quả sẽ không thể bỏ tận
gốc. Nguồn gốc căn bản của sức khỏe là tại tâm. Hết thảy pháp từ tâm
sinh ra. Tâm tịnh thân sẽ tịnh. Vì thế khi bị bệnh rồi, không được hướng
ngoại cầu, phải dựa vào hệ thống phục hồi của bản thân để chữa trị bệnh
của chính mình. Kỳ thực con người và động vật là giống nhau, bệnh của
động vật đều là tự dựa vào bản thân mà tự hồi phục, và con người cũng có
khả năng đó.
3. Con người vốn hội tụ hết thảy trí huệ, tuyệt đối không phải là học
từ trong sách vở, mà là từ tâm chân thành, tâm thanh tịnh của bản thân,
từ trong [thiền] định mà sinh ra.
4.
Con người tối kỵ nhất là loạn chữ, loạn tâm, khi đối ngoại có thể làm
hỏng việc, đối nội có thể ảnh hưởng đến khí huyết, làm mất đi sự hoạt
động thông thường. Phàm là khi vui buồn, tức giận, hoài nghi, lo lắng,
đều là loạn, là căn nguyên của bệnh tật và đoản thọ, không chỉ khi dưỡng
bệnh mới không nên loạn, mà khi bình thường cũng rất kỵ tâm loạn.
5. Giận nhiều hại gan, dâm nhiều hại thận, ăn nhiều hại ruột, ưu tư hại lá lách, phẫn nộ hại gan, sầu muộn hại tinh thần.
6. Khi đổ bệnh, đều do tâm suy yếu, ngoại tà thừa cơ xâm nhập. Mà khi
tâm yếu khí nhược, mỗi khi do tâm tình hỗn loạn, thân thể không sung
mãn, xuất hiện đủ loại bất an, Tham ăn, tham thắng, tham đạt, tham vui
an dật, đều đủ để dẫn đến bị bệnh. Khi tham mà không được, thì dễ dẫn
đến giận dữ. Hay giận dữ khiến tâm khí hỗn loạn, gan mật rối loạn, sáu
mạch chấn động, ngũ tạng sôi trào, ngoại tà cùng lúc đó mà thừa cơ xâm
nhập, đó là nguyên nhân của bệnh tật.
7. Người thường mong cầu trường thọ, trước tiên phải trừ bệnh. Mong cầu
trừ bệnh, phải biết dụng khí. Muốn biết dụng khí, trước hết phải dưỡng
sinh. Phương pháp dưỡng sinh, trước hết phải điều tâm (điều hòa tâm
thái).
8. Cảnh giới cao nhất của Trung y là dưỡng sinh, cảnh giới cao nhất của
dưỡng sinh là dưỡng tâm. Cho nên, đối với dưỡng sinh mà nói, hạ sỹ
dưỡng thân, trung sỹ dưỡng khí, thượng sỹ dưỡng tâm. Nhìn một cá nhân
cũng giống như thế, nhìn tướng không bằng nhìn khí, nhìn khí không bằng
nhìn tâm.
9. Tâm thần bất an, tâm tình nóng vội, là căn nguyên dẫn đến bị bệnh và
tử vong. Phương pháp giữ tâm bình an, là bí quyết số một trong việc bảo
vệ sinh mệnh. Tâm có thể chủ động tất cả. Tâm định ắt khí hòa, khí hòa
ắt huyết thuận, huyết thuận ắt tinh lực đủ mà thần vượng, người có tinh
lực đủ thần vượng, lực đề kháng nội bộ sẽ khỏe, bệnh tật sẽ tự tiêu tan.
Cho nên để trị bệnh đương nhiên cần lấy dưỡng tâm làm chủ [yếu].
0 comments:
Post a Comment